Có lẽ khoai lang không còn quá xa lạ so với nhiều người, từ khoai lang chúng ta có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng. Chính vì vậy, đây không chỉ là món ăn ngon, bổ dưỡng, mà còn có lời đồn đây được coi là một loại thực phẩm giảm cân. Vậy liệu ngày nào cũng ăn khoai lang có béo không? ăn khoai lang cần lưu ý những gì?
Ăn khoai lang có béo ko?
Đây là loài cây lương thực dân dã, quá thân quen với người Việt Nam. Nhưng vẫn có nhiều thắc mắc không biết rằng liệu khi ăn thực phẩm này có bị béo lên không bởi hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong đây khá cao.
Khoai lang là một trong những loại củ thường chứa nhiều tinh bột và đường, theo wiki trong 100gr khoai lang có chứa 86 kcal cho nên 1 củ khoai lang trung bình chứa khoảng 180 – 200 calo, trong đó lượng tinh bột chiếm khoảng 10%
Các chuyên gia dinh dưỡng đã phân tích, đây là một loại lương thực không có cholesterol và chất béo vì vậy có tác dụng ngừa quy trình chuyển hóa chất béo. Bên cạnh đó, khoai lang mang nhiều thành phần giúp bạn không cảm thấy đói như các loại lương thực khác.
Xem thêm: Tập cardio là gì?
Chính vì vậy bạn sẽ không cần băn khoăn ăn khoai lang có béo không vì thực phẩm này được sử dụng nhiều cho việc giảm cân. Đáp án là ăn khoai lang sẽ không béo như những thực phẩm bởi vì:
Lượng chất xơ dồi dào trong khoai lang
Trong quá trình giảm cân thì chất xơ là hoạt chất đóng vai trò quyết định. Khi tiến vào dạ dày, nó có vai trò biến thành một lưới gel, tạo cho bạn cảm giác no lâu, ngăn cản cảm giác thèm ăn. Các chất béo cũng được chất này gói gọn và ngăn chặn sự hấp thụ, đồng thời cũng giúp phân trong đại tràng chuyển động và giúp sản xuất ra vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Vì thế, quá trình tiêu thụ khoai lang hỗ trợ trong quá trình trao đổi chất, bài tiết và tiêu hóa. Vậy ăn khoai lang không chỉ không béo mà còn góp phần giảm cân hiệu quả.
Hàm lượng calo thấp
Nguyên tắc quan trọng trong việc giảm cân phải ghi nhớ đó là cung cấp cho cơ thể thực phẩm chứa calo ít.
Bởi vì lượng calo trong khoai lang ít nên khi bổ sung thực phẩm này cho cơ thể không dẫn tới béo phì hay tăng cân, và đặc biệt còn có thể lót dạ khi bạn cảm thấy đói. Nhưng thay vì chế biến theo cách chiên hay rán thì bạn nên nướng, hấp hoặc luộc để giảm lượng dầu mỡ.
Khoai lang chứa hàm lượng nước cao
Một trong những nguyên nhân khiến khoai lang là thực phẩm giảm cân chính là chứa nhiều hàm lượng nước. Nếu để cơ thể thiếu nước, khiến quá trình trao đổi chất trở nên chậm hơn không thể giải phóng được năng lượng dẫn đến tích tụ mỡ rồi tăng cân và béo phì.
Khi ăn khoai lang, các tế bào trong cơ thể sẽ được bù nước và đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, hỗ trợ cản quá trình tích mỡ của cơ thể, giúp độ pH bên trong được cân bằng và xóa bỏ độc tố.
Cộng thêm đó, chất xơ và nước trong khoai lang sẽ tạo cho bạn cảm giác no trong một thời gian dài, cản trở việc bạn bổ sung quá nhiều đồ ăn vào cơ thể.
Chỉ số đường huyết trong khoai lang thấp
Giá trị chỉ lượng glucose có ở trong máu chính là chỉ số đường huyết được đo với đơn vị là mmol/L hay mg/dl. khi bạn cung cấp những thức ăn mang chỉ số đường huyết cao dẫn tới việc tăng đột biến hàm lượng đường trong máu, một trong những nguyên nhân dẫn đến béo phì, tiểu đường và rất nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Lượng đường huyết trong khoai lang thấp, nghĩa là khi bạn ăn khoai cũng không tăng lượng đường máu, vì vậy góp phần giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, tránh khỏi các bệnh do tăng đường huyết và giúp giảm cân.
Chính vì vậy chúng ta không cần quá băn khoăn về việc ăn khoai lang có béo không nữa nhé.
Có nên ăn quá nhiều khoai lang không?
Khoai lang có rất nhiều tác dụng: Giúp giảm cân, giảm tiểu đường… nhưng chúng ta không nên ăn quá nhiều thực phẩm này. Nếu bổ sung quá nhiều thực phẩm này mà không ăn những thực phẩm khác sẽ dẫn tới nhiều tác hại.
Khi ăn nhiều khoai lang trong một khoảng thời gian mà không bổ sung thực phẩm, các chất dinh dưỡng khác dẫn tới axit và protein trong khoai không được tiêu hoá.
Ngày qua ngày, nó sẽ tích tụ dần trong dạ dày, khiến bạn bị khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng, nấc, hoặc có thể tiêu chảy.
Kết hợp với việc khoai lang giảm cân thì cần có cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học, có thể cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể.
Mỗi ngày, thay vì ăn 1 hay 2 bát cơm thì bạn có thể thay bằng 2 củ khoa giúp giảm đi 1/4 lượng calo đi vào cơ thể. Những người béo phì, nặng cân khi thay thế một phần tinh bột trong gạo bằng khoai như vậy sẽ giúp giảm đi phần nào năng lượng được hấp thụ mà k ảnh hưởng quá nhiều tới thói quen ăn uống.
3 lưu ý quan trọng khi ăn khoai lang
- Không ăn khoai lang khi bụng quá đói: Khoai lang chứa hàm lượng đường không nhỏ, vì vậy khi bản bổ sung cho cơ thể quá nhiều khoai khi đang đói thì sẽ dẫn tới dịch vị tăng, trướng bụng, nóng ruột và ợ nóng. Vì vậy không nên ăn khoai nhiều khi bụng đói sẽ làm hạ chỉ số đường huyết khiến bạn chóng mặt xây xẩm mặt mày hoa mắt.
- Tuyệt đối không ăn khoai để quá lâu: Muốn để khoai ngọt hơn thường chúng ta sẽ để khoai trong thời gian dài rồi chế biến, khi đó đường trong khoai tăng và lượng nước trong đó sẽ giảm. Nhưng bổ sung quá nhiều đường trong cơ thể lại là điều không tốt. Khi để quá lâu thì mầm trong khoai lang sẽ chồi lên, tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng có thể gây nên nôn mửa.
- Không được ăn khoai sống: Sẽ xuất hiện các triệu chúng đau bụng, khó tiêu và buồn nôn nếu bạn ăn khoai không được nấu chín. Do vậy tốt nhất là không nên ăn khoai sống. Khi được nấu ở nhiệt độ cao sẽ phân huỷ được các enzyme có trong củ khoai. Loại bỏ trường hợp bị buồn nôn, đầy hơi và ợ chua… Cũng cần quan tâm tới lượng khoai cung cấp trong ngày vì đây là thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Nên ăn 1-2 củ mỗi ngày để đạt hiệu quả giảm cân tốt nhất.
Kết luận
Bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn giải đáp câu hỏi ăn khoai lang có béo không và 3 lưu ý quan trọng khi ăn khoai lang. Hãy cùng tham khảo để không có những sai lần dẫn tới giảm giá trị của khoai lang nhé.
Xem thêm: Cách sử dụng và chăm sóc băng tay handwarps chuẩn sau khi tập